Hiện nay, đồng bằng Bắc bộ có nhiều nơi thờ Đức Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng, song lễ hội chính được tổ chức vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch, tại xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), tương truyền là nơi Thánh Gióng sinh thành và Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) nơi Thánh Gióng hóa thân.
Đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham dự
Mặc dù trời nóng nực, Hội Gióng vẫn thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham dự. Hội Gióng năm nay được tổ chức theo phương thức hội lệ, tuy vậy vẫn đủ 4 ông Hiệu. Theo nghi thức cổ, ngày rước lễ, các ông Hiệu tập trung về đền Thượng làm lễ Thánh, sau đó tiến ra ngoại đàn.
Ông Hiệu Trung Quân thực hiện nghi thức lễ Thánh
Ông Hiệu Cờ.
Ông Hiệu Trống.
Ông Hiệu Chiêng.
Lễ hội còn có các vai diễn khác như: các “Cô Tướng“ tượng trưng cho các đạo quân xâm lược; phường “Ải Lao” trong đó có “Làng áo đen“ - đội dân binh; “Phù Giá” - đội quân chính quy; “Ông Hổ” - đội quân tổng hợp... "Làng áo đỏ” - đội quân trinh sát nhỏ tuổi.
“Ông Hổ” - đội quân tổng hợp
"Làng áo đỏ” - đội quân trinh sát nhỏ tuổi.
Tại bãi Soi Bia, các ông Hiệu Trống, Hiệu Chiêng gióng ba hồi trống, chiêng; ông Hiệu Trung Quân gióng 3 tiếng trống khẩu để ông Hiệu Cờ nhận cờ và tiến ra "chiến trường" là 3 chiếc chiếu. Ông Hiệu Cờ thực hiện 2 ván múa cờ, mỗi ván 3 lượt múa cờ thuận, nghịch theo hình chữ "Lệnh". Tiếp đó, các đội quân giao tranh. Đội nào giành được chiếc bát hay chiếc chiếu dùng trong lễ tế cờ, coi như thắng trận và rút khỏi trận chiến.
Ông Hiệu Cờ nhận cờ và tiến ra "chiến trường"
Ông Hiệu Cờ thực hiện 2 ván múa cờ
mỗi ván 3 lượt múa cờ thuận, nghịch theo hình chữ "Lệnh"
các đội quân giao tranh
Một đội sau khi lấy được chiếc chiếu trong lễ tế liền rút quân về đền.
Theo (Nhà Báo Nguyễn Thế Dương)