Hội Gióng Phù Đổng - rực rỡ văn hóa Việt

Hội Gióng Phù Đổng biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian qua những vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Đó là các ông “Hiệu” hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù Giá” đội quân chính quy; các “Cô Tướng“ tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường “Ải Lao” trong đó có “Ông Hổ“ đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ” đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“, đội dân binh v.v…

Kịch trường dân gian rộng lớn này còn thể sự độc đáo qua các đạo cụ, y phục, mỗi lễ rước, vai diễn đều hàm chứa những triết lý sâu sắc. “Rước khám đường” - trinh sát giặc; “Rước nước” - tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ - đàm phán kêu gọi hoà bình; Rước Trận Soi Bia” - mô phỏng trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gẫy, ông Gióng đã dùng tre đằng ngà, một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam.

Một số hình ảnh nghi lễ rước Thánh khao quân và tái hiện trận đánh nổi tiếng trong Hội Gióng Phù Đổng trong ngày chính hội 9/4 (Âm lịch).

Người dân 5 làng: Phù Dực, Phù Đổng, Đổng Viên (xã Phù Đổng), Đổng Xuyên (xã Đặng Xá)
huyện Gia Lâm và Hội Xá phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội - tham gia lễ rước truyền thống.

  Trước đền Gióng, làng Phù Đổng chật cứng người xem hội.

 Nhân vật tượng trưng cho Thánh Gióng

 “Ông Hiệu” trống – Tả tướng của ông Gióng, làm lễ xuất tướng tại cửa đền

 "Ông Hiệu” chiêng – Hữu tướng của Ông Gióng

 “Làng áo đỏ“, đội quân trinh sát nhỏ tuổi

  “Ông Hổ” trong Phường “Ải Lao” đội quân tổng hợp

Hàng ngàn người dân và du khách về tham gia lễ hội bao quanh khu vực sẽ diễn ra trận chiến háo hức chờ xem nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội.

Múa cờ Lệnh tái hiện đội quân Thánh Gióng đánh giặc Ân.

Các đội quân tái hiện trận giao tranh, đội nào giành được chiếc bát và chiếu dùng trong lễ tế cờ sẽ coi như thắng trận và rút khỏi trận chiến.

  Một đội sau khi lấy được chiếc chiếu trong lễ tế liền rút quân về đề


Nguyễn Thế Dương